Chúng ta đã biết Smart City là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng đô thị, về cả mặt quản lý và sử dụng, đồng thời nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên bền vững.
Các ứng dụng thường được thực hiện hàng loạt trên diện rộng, từ hệ thống hạ tầng, phương tiện giao thông, đến hệ thống quản lý của chính phủ, các hệ thống trên nhiều phương diện phục vụ đời sống dân sinh khác trong thành phố.
Mỗi thành phố thông minh đều có hàng chuỗi các ứng dụng công nghệ, mà qui mô, tính hiện đại và tiện ích của nó chắc hẳn vẫn còn làm nhiều người trầm trồ dù đã biết đến hay thậm chí đã thấy tận mắt.
Trong phạm vi bài này, xin được giới thiệu đến các bạn một vài chi tiết và hình ảnh ấn tượng về các Smart City.
Khu Bletchley Park, Anh
Đây là khu dân cư được coi là Smart City đầu tiên trên thế giới.
Trong thế chiến II, người ta thành lập Cơ sở giải mã (còn gọi là Trường mật mã chính phủ) tại đây và tập hợp nhiều nhà toán học, khoa học sử dụng các thiết bị máy móc thông minh để giải mật mã của quân đội Đức.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các cá nhân, cộng đồng, tập thể và máy móc có sự phối hợp với nhau ở qui mô lớn đem lại các giải pháp giải quyết vấn đề cao hơn, phản hồi nhanh hơn, qui trình tốt hơn, chi phí thấp hơn, hay nói ngắn gọn, thông minh và hiệu quả hơn.
Lúc cao điểm, có tới 12.000 người sống và làm việc ở Bletchley Park. Nơi này hiện đã là một địa danh lịch sử. Trung tâm Khoa học và Đổi mới Bletchley cũng được đặt tại đây.
Hệ thống đèn LED thích ứng với thời tiết ở thành phố Oslo (Na Uy)
Thành phố này hiện đang dùng khoảng 65.000 bóng đèn LED thông minh kết nối với 650 trạm trung chuyển. Điều đó không chỉ giúp giảm năng lượng sử dụng, mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng.
Đặc biệt, hệ thống này còn có thể tự động điều chỉnh sáng tối theo điều kiện thời tiết. Với các cảm biến, hệ thống sẽ đo độ sáng và điều chỉnh để đảm bảo luôn chiếu sáng đủ vào những ngày sương mù u ám, hay bớt sáng đi vào những ngày nắng muộn.
Shadowing (chiếu bóng) – thành phố Bristol
Shadowing (chiếu bóng) – không chỉ là tiện ích. Sáng kiến mang tính nghệ thuật sắp đặt giành giải thưởng Playable City Award ở Anh năm 2016.
Theo sáng kiến này, thành phố Bristol đã trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại tùy biến tích hợp cho đèn đường để ghi lại bóng của những người đi bộ ngang qua. Những cái bóng sau đó được chiếu trở lại thông qua đèn đường cho những người đi sau nhìn thấy. Sáng kiến này cho thấy thành phố thông minh không chỉ nhiều tiện ích mà còn có thể là nơi thú vị.
Thẻ đi tàu (Oyster Card) siêu tiện lợi ở London
Thẻ này cho phép bạn đi lại trên tất cả các phương tiện công cộng ở London gồm xe buýt, xe điện, tàu điện ngầm, tàu nổi, thuyền trên sông và phần lớn hệ thống đường sắt quốc gia nội đô.
Bạn có thể thanh toán bằng Pay as you go, đi lần nào thanh toán tiền lần đó. Hoặc có thể nạp tiền vé đi lại theo ngày, tuần, hay tháng nếu nhu cầu đi lại nhiều trong một thời gian nhất định.
Khi đó, trong thẻ Oyster của bạn sẽ có 2 tài khoản và các máy đọc thẻ đặt tại các ga tàu điện ngầm đủ “thông minh” để trừ tiền ở tài khoản nào trong thẻ. Với thẻ này, việc đi lại trở nên cực kì dễ dàng, và đây là một trong những tiện ích được cả dân du lịch và địa phương đánh giá cao tại London.
Hệ thống xe buýt mới ở Barcelona (Tây Ban Nha)
Hệ thống này được xây dựng từ việc phân tích lại dữ liệu các luồng giao thông chính ở Barcelona, sau đó thiết kế lại các tuyến dọc, ngang, tuyến chéo và các nút giao.
Nhờ đó, năm 2016 lượt người được chuyên chở tăng lên hơn 300% so với trước khi áp dụng công nghệ thông minh (năm 2012), góp phần giải quyết bài toán tắc nghẽn giao thông cho Barcelona.
Dịch vụ Tele-health (chăm sóc sức khỏe qua điện thoại)
Hệ thống tele-health tại Singapore cho phép bệnh nhân được khám bệnh và tư vấn, theo dõi tình hình sức khỏe mà không cần phải đến phòng khám hay trực tiếp đi gặp bác sĩ.
Các ứng dụng công nghệ cũng cho phép các bác sĩ hội chẩn, tìm kiếm, kiểm tra thêm thông tin trực tuyến giúp cho kết quả chuẩn đoán chính xác hơn.
Vì những tiện ích rõ rệt, sáng kiến này nhận được ủng hộ của cộng đồng tại Singapore, và hiện nay cũng đang được nhân rộng trên nhiều quốc gia.
Trên 80% rác thải ở San Francisco được tái chế
Con số này chắc hẳn làm nhiều người giật mình. Nhưng hơn thế, họ còn đang đặt mục tiêu nâng lên thành 100%.
Họ làm thế nào? Tất nhiên, là một thành phố công nghệ, giải pháp chủ yếu cũng nhờ công nghệ.
Các công ty xử lý rác thải làm việc trực tiếp với thành phố để lên kế hoạch, xây dựng chính sách phù hợp, đồng thời áp dụng công nghệ mới ngay từ khâu thu thập và phân loại rác bên cạnh qui trình tái chế tại nhà máy.
Toàn bộ dữ liệu từ nguồn rác cho đến sản phẩm đầu ra đều được quản lý trên hệ thống kết nối giữa chính quyền, các nhà máy, đơn vị thu gom rác. Nhiều thành phố cũng đang học tập San Francisco thực hiện giải pháp giữ gìn môi trường này.
NHỮNG CÂY CẦU NHƯ BẢN HÒA TẤU ÁNH SÁNG
Ở các Smart City, dễ dàng bắt gặp những cây cầu được thiết kế hiện đại và đặc biệt được chiếu sáng đầy nghệ thuật. Công nghệ đã không chỉ giúp các thành phố trở nên thuận tiện hơn mà còn đẹp hơn, thi vị hơn nữa.
Cầu Maydan – một điểm đến yêu thích ở Dubai